Cầu Pá Uôn (Quỳnh Nhai - Sơn La), một trong những cây cầu bê-tông cao nhất Việt Nam
Cộng đoàn Tủa Chùa là một trong những cộng đoàn thuộc tỉnh Điện Biên với hơn 100 giáo dân, là những người công giáo từ các giáo xứ vùng xuôi lên làm kinh tế. Khi chúng tôi tới nơi, bà con đã tập trung đông đủ để sẵn sàng tham dự thánh lễ. Đặc biệt hôm nay cộng đoàn dâng lễ tại tư gia anh Gioan Nguyễn Xuân Hà để cầu nguyện cho anh, một người đại diện cộng đoàn, mới qua đời trước đó 2 tháng vì bệnh ung thư, khi tuổi đời đang độ sung sức.
Thánh lễ cầu nguyện cho anh Gioan Nguyễn Xuân Hà, một trong những vị đại diện công đoàn Tủa Chùa
Sáng hôm sau chúng tôi còn dâng lễ về Chúa Nhật 2 Mùa Vọng trước khi chia tay Tủa Chùa để tiếp tục hành trình.
Điểm đến thứ hai của chúng tôi là cộng đoàn Mường Ảng, cách thành phố Điện Biên Phủ 40 km theo quốc lộ 279, là một cộng đoàn khá non trẻ, gồm 121 thành viên, mới đăng ký sinh hoạt tôn giáo với chính quyền địa phương từ lễ Đức Mẹ Mông Triệu 2010. Tại đây chúng tôi đã dâng thánh lễ đầu tiên cho cộng đoàn trong một tư gia (vì cũng như tất cả các cộng đoàn trong khu vực đều chưa có cơ sở thừa tự chính thức) vào lúc 11 giờ trưa Chúa Nhật 28/11, với sự tham dự rất sốt sáng của mọi người. Điều đặc biệt là trong buổi lễ, có 2 em nhỏ gia nhập cộng đoàn qua bí tích Thánh Tẩy, là dấu chỉ của sự phát triển hôm nay cũng như tương lai. Khó có thể diễn tả được niềm vui và cảm xúc dâng trào của mọi người khi được tham dự thánh lễ đầu tiên ngay tại một vùng núi rất xa xôi mà họ đã chọn làm quê hương thứ 2 này!
Thánh lễ đầu tiên tại cộng đoàn Mường Ảng
Cộng đoàn vui mừng tiếp nhận 2 thành viên mới qua Bí tích Rửa tội
Lời phát biểu của vị đại diện cộng đoàn:
Tạm biệt Mường Ảng chúng tôi tiếp tục hành trình đến với cộng đoàn Điện Biên để dâng lễ tối theo lịch thường kỳ từ 3 năm nay.
Hôm sau, thứ Hai 29/11, tận dụng 1 ngày lưu lại ở cộng đoàn Điện Biên, chúng tôi đi thăm một số gia đình công giáo tại huyện Điện Biên Đông, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 50 km. Có đến nơi mới phần nào cảm nhận được sự cố gắng của anh chị em nơi đây, khi họ kiên trì vượt qua chặng đường dài không mấy dễ dàng, để đến tham dự các buổi cầu nguyện hàng tuần hoặc thánh lễ hàng tháng với cộng đoàn Điện Biên!
Đường đến với Điện Biên Đông:
Suối Lư - một trung tâm hành chính cũ của huyện Điện Biên Đông:
Sáng sớm thứ Ba 30/11, sau khi dâng lễ sáng cầu nguyện cho chặng đường tiếp theo của cuộc hành trình, là chặng cuối cùng nhưng lại là tâm điểm của chuyến mục vụ lần này, chúng tôi dự định rời thành phố Điện Biên Phủ từ 7 giờ 30, nhưng vì một lý do khách quan, cho nên giờ khởi hành bị chậm trễ mất 2 tiếng. Khi tới thị trấn Mường Chà, chúng tôi bỏ quốc lộ 12 đi vào tỉnh lộ 131 hướng Mường Nhé. Đây là lần đầu tiên đi vào tỉnh lộ này, nhất là lại đi vào một vùng biên giới với biển báo và nội quy hướng dẫn thật chi tiết ngay bên đường, cộng với nhiều tâm tư của riêng mình, cho nên tâm trạng của chúng tôi vừa háo hức xen lẫn lo âu!
Biển báo khu biên giới:
Đường vào Na Cô Sa:
UBND xã Na Cô Sa đang trong giai đoạn xây dựng:
Và ....................................
Cộng đoàn Huổi Thủng 1:
Chia tay cộng đoàn Huổi Thủng 1 và anh em H'mông Mường Nhé:
Làm phép nhà và Rửa tội cho trẻ em:
Khu tái định cư của người Thái tại thị xã Mường Lay - Điện Biên:
Cầu Hang Tôm mới:
Chẳng bao lâu nữa, cầu Hang Tôm cáp treo này sẽ đi vào dĩ vãng!