Thứ bẩy, 23/11/2024

VỊ LINH MỤC HY SINH CÁCH HÀO HÙNG TRONG KHI THI HÀNH SỨ VỤ TRÊN CON TÀU TITANIC LÚC BỊ ĐẮM

Cập nhật lúc 15:48 20/09/2012
Nhiều hoạt động đã được tổ chức trên khắp thế giới hôm ngày 14/4/2012 vừa qua để tưởng niệm 100 năm ngày xảy ra thảm hoạ chìm tàu Titanic, vốn làm hơn 1.500 người thiệt mạng... Xin gởi quý bạn đọc câu chuyện về một trong những nạn nhân trên con tàu Titanic đã đi vào lòng biển Đại Tây Dương, đó là linh mục Thomas Byles
Hình ảnh cuối cùng của tàu Titanic được chụp ở bến Cobh (Ảnh PA)

Hình ảnh cuối cùng của tàu Titanic được chụp ở bến Cobh (Ảnh PA)

Vài năm trước đây, tôi được mời đi để trao Mình Thánh Chúa cho một người đã từng làm nhân viên đài phát thanh trên một con tàu nay đã nghỉ hưu và đã trải qua chuyến đi biển lần đầu tiên của ông vào năm 1918. Tôi hỏi ông tại sao ông đã chọn nghề đặc biệt như thế. Ngay lập tức ông nói: "Tôi nhớ rất rõ, đó là con tàu Titanic .… Những người điều hành con tàu trong nhóm Marconi vẫn làm việc cho đến phút chót, và tôi đã khâm phục hành động anh hùng của họ…"

Mặc dù sau đó ở độ tuổi 97, người giáo dân của tôi đã nói chuyện về con tàu Titanic trong khi nó chìm xuống đại dương như là biến cố đó đã xảy ra chỉ một vài năm trước đây. Năm nay, một thế kỷ trôi qua, người ta vẫn tiếp tục nói về sự va chạm của “con thuyền không bao giờ chìm” với một tảng băng sơn trôi ở Bắc Đại Tây Dương, và trong khi chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho hơn 1.500 nạn nhân trong biến cố đau buồn đó, thì có một vị anh hùng trên con tàu Titanic lúc đang chìm vào Đại Tây Dương làm chúng ta khâm phục: đó là một linh mục phục vụ tại Hạt Essex (2), miền Đông Nam nước Anh, đã đi vào lòng đại dương cùng với con tàu Titanic mà hành động vị tha, cao thượng của vị linh mục đó được những con người sống còn sau tại họa thảm khốc đó thuật lại….

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Cha Thomas Byles

Chàng thanh niên Roussel Davids Byles ( anh lấy tên "Thomas" khi rửa tội gia nhập đạo Công giáo) được sinh ra ở Leeds vào năm 1870, cháu nội của người sáng lập của tập đoàn The Observer Yorkshire, con trai của viên quản trị giáo đoàn Congregationalism thuộc Tin Lành, và là cháu trai của một thành viên lãnh đạo Đảng Tự Do Liberal. Anh được đào tạo tại Rossall School, Lancashire, và vào năm 1889 lên học tại Đại Học Balliol College, thuộc trường Đại Học Oxford. Sau khi quyết định đi theo Anh giáo, chứ không phải là đi theo chủ đích Quốc giáo như thời thơ ấu của mình nữa, anh đã học Thần học với ý định nhận chức thánh theo Anh Giáo. Nhưng năm 1892, khi người anh trai William của mình đã trở thành một người Công giáo, và sự kiện đó để lại rất nhiều ảnh hưởng đến anh, nhất là việc rước Mình Thánh Chúa trong ngày lễ Corpus Christi, 24 Tháng Năm 1894,anh đã chọn tên Thomas của thánh Thomas Aquinas làm vị thánh bảo trợ cho mình. Sau đó anh tham dự khóa học và trải qua các cuộc thi với tư cách là một người Công giáo – có lẽ anh là người đầu tiên làm như vậy tại Đại Học Oxford theo sự giám sát của ban giám khảo Anh giáo, mà không phải là những người Công giáo.

Sau đó anh làm gia sư cho một hoàng tử Đức. Năm 1895, anh trở về Yorkshire và cam kết dấn thân với Đức Hồng Y Vaughan thuộc giáo phận Westminster. Anh trở thành một chủng sinh chuẩn bị cho thiên chức linh mục. Anh đã được gửi đến Đại Học Oscott College, nhưng sức khỏe không cho phép anh tiếp tục. Trong ba năm tiếp theo, anh giảng dạy tại trường Cao đẳng St Edmund, Ware. Năm 1899, anh vào trường Beda College ở Rome và được thụ phong linh mục vào năm 1902.

Cha Byles là một trong những người sáng lập Hội Thừa Sai Công Giáo, nơi mà cha làm việc từ 1903 đến 1904. Sức khỏe của cha một lần nữa sup sụp và sau đó, trong tháng 12 năm 1904, cha được bổ nhiệm tạm thời tại Barnoldswick, Yorkshire, phụ trách các công việc mục vụ tại Kelvedon ở Hạt Essex . Vào Tháng Sáu năm sau (năm 1905), cha được bổ nhiệm đến một giáo xứ nhỏ miền quê thuộc Hạt Essex, đó là giáo xứ St Helen, ở Ongar. Rời Ongar, cha Byles lên tàu Titanic ở cảng Southampton như là một hành khách hạng thứ hai trên chuyến tàu đầu tiên khởi hành đến New York. Chi phí vé tàu của cha cho chuyến đi trên tàu Titanic lúc đó là 13 bảng Anh. Lý do chuyến đi này là do cha đã được yêu cầu đến cử hành lễ cưới của William, anh trai của cha tại nhà thờ Công Giáo St Augustine, ở Brooklyn. Có hai linh mục Công giáo khác cùng đi trên tàu là Cha Joseph Peruschitz, tu sĩ thuộc Benedictine ở Bavaria, và Cha Jouzas Montvilla từ Lithuania đến.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Có hai linh mục Công giáo khác cùng đi trên tàu với cha Thomas Byles là Cha Joseph Peruschitz, tu sĩ thuộc Benedictine ở Bavaria, và Cha Jouzas Montvilla từ Lithuania đến.



Tàu Titanic khởi hành tại Southampton vào Thứ Tư ngày 10 tháng 4 năm 1912 và sau đó ghé vào bến Cherbourg và Cobh (kế tiếp là Queenstown) để đón môt số hành khách. Lúc 01:30 ngày 11 tháng 4, tàu rời cảng Cobh. Ngày 14 tháng 4 là Chúa Nhật và Cha Byles cử hành Thánh Lễ cho các hành khách ở hạng hai và hạng ba trên tàu. Bài giảng của cha dường như là một lời tiên tri, cha nói về sự cần thiết phải có "một chiếc xuồng cứu sinh như là một niềm an ủi, đỡ nâng cho đời sống thiêng thiêng trong trường hợp con tàu tinh thần bị đắm chìm vì những thử thách trong hành trình theo Chúa". Vào lúc 11 giờ 40 tối cùng ngày hôm đó (ngày 14 tháng 4), khi Cha Byles ở trên boong tàu đọc Kinh Thần Vụ, thì con tàu Titanic đụng phải một tảng băng trôi ở vị trí 375 dặm về phía nam của Newfoundland. Cô Agnes McCoy, một hành khách đang chờ đợi để đưa xuống một xuồng cứu sinh lúc đó, nói với Tờ báo New York Sun rằng trước đó một lúc, cha Byles, có cha Peruschitz là bạn của cha đi theo, đã nói chuyện một lúc với cô trong khoang hạng chót của tàu. Nhưng cô đã không nhìn thấy cha nữa cho đến khi cô được dẫn lên boong tàu. Vào lúc đó, cha Byles vẫn đang cầu nguyện và dường như không chú ý đến những gì đã xảy ra, vì nghĩ rằng không có gì nguy hiểm thật sự. Khi nhận ra thực tế không phải là như thế, cha đã chạy đi để giúp các phụ nữ và trẻ em xuống các xuồng cứu sinh. Ngay lúc đó, mọi người thấy cha giúp những hành khách ở toa hoạng chót lên trên boong tàu chờ xuống xuồng cứu sinh.

Những bản tin được trích từ tờ Evening New York World (Thế Giới New York Buổi Chiều) cho biết những người sống sót nói rằng, cha Byles là con người nổi bậc nhất trong khi "thi hành những công việc phục vụ và nâng đỡ tinh thần mọi người trước một tình cảnh khủng khiếp như thế”, vừa kêu gọi mọi người lần hạt Cân Côi, cha vừa hướng dẫn hành khách bước xuống xuồng cứu sinh và cha đã từ chối bước xuống xuồng cứu sinh khi một thành viên trong thủy thủ yêu cầu cha rời boong tàu Titanic. Ông Geoffrey Marcus, khi mô tả về thảm họa, cho biết một số hành khách ở khoang hạng nhất vẫn tiếp tục chơi bài ngay giữa cơn hỗn loạn. Ông nói: "Các cậu thanh niên thiếu nữ Ailen tội nghiệp từ khoang tàu hạng chót có vẻ thực tế hơn. Họ đã quỳ xuống và cầu nguyện ... trên boong tàu, ngừơi ta thấy một linh mục người Anh, cha Byles, chạy đi chạy lại giữa các hành khách vừa giải tội và ban ơn xá giải cho họ, vừa kêu gọi mọi người cầu nguyện và giúp đỡ những người khác xuống những chiếc xuồng cứu sinh...” Có cha Persuchitzcùng cùng ban phép giải tội với cha Byles. Cha Byles kêu gọi mọi người hãy khẩn cầu Thiên Chúa và khoảng 100 người (thuộc tất cả các tôn giáo) quỳ xuống quanh cha trên phần phía sau của boong tàu và lần hạt Mân Côi, và họ đã tiếp tục vang lên lời cầu nguyện như thế cho đến khi họ bị nhấn chìm vào lòng đại dương trong những giây phút đầu tiên của một ngày mới vừa bắt đầu, ngày 15 tháng 4 năm 1914.

Cô Agnes McCoy nhớ lại vào lúc tuyệt vọng nhất, cô đã được đưa lên con tàu cứu hộ S.S. Carpathia như thế nào, cô đã gặp một cậu thiếu niên người Anh là người duy nhất trong gia đình hôm đó trong chuyến đi định mệnh còn sống sót. Cậu nói với cô ấy rằng cậu đã được đưa lên trên boong tàu cùng với các hành khách ở khoang hạng chót như thế nào cho đến khi con tàu Titanic chìm xuống lòng biển.

Cậu mô tả cha Byles và cha Peruschitz đã ở lại với những người khác trên boong tàu sau khi chiếc xuồng cứu sinh cuối cùng rời con tàu Titanic. Và hai linh mục vẫn còn đứng đó cầu nguyện trong khi con tàu Titanic từ từ chìm xuống lòng biển. Nhưng cậu bé không nhìn thấy hai linh mục trên biển. Thật vậy, trong khi chiếc xuồng cứu sinh cuối cùng rời con tàu định mệnh Titanic đang chìm, những người trên chiếc xuồng cứu sinh đó nghe thấy tiếng nói của cha Byles, cùng với tiếng cầu nguyện của những người quỳ xung quanh. Lúc đầu, cậu ta không biết cha còn sống sót hay không, nhưng khi người cuối cùng trong số những người sống sót được con tàu cứu hộ S.S. Carpathia đưa lên bờ, thì cậu ta biết rõ ràng rằng cha Byles đã bỏ mạng cùng với một số hành khách khác trên con tàu Titanic. Byles William, anh trai cha Byles, và vị hôn thê của mình, cô Katherine Russell đã tổ chức một đám cưới thật âm thầm, và ngay sau đó những bộ tang phục với những tiếng than khóc đã lập tức được những người thân trong gia quyến, họ hàng, bè bạn khoác vào thay thế cho những bộ y phục lễ cưới. Rồi họ, Byles William và vợ là cô Katherine Russell đi đến London, ở đó họ gặp thủ tướng Winston Churchill (3), rồi vị Chủ tịch Hội đồng Thương mại. Tại Rome, họ đã được Đức Giáo Hoàng Piô X tiếp kiến. Đức Giáo Hoàng Piô X đã mô tả cha Byles như đã là "một vị tử đạo của Giáo Hội".

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Bức chân dung của cha Thomas Byles được vẽ lại sau khi cha đã cùng một số hành khách trên tàu Titanic bị chôn vùi trong lòng Đại Tây Dương hôm 14/4/1912



Một Thánh Lễ cầu hồn tưởng niệm cha Byles được cử hành tại Nhà thờ Chính Tòa Westminster. Nhưng chính trong cộng đoàn Giáo hội Công giáo nhỏ bé của giáo xứ St. Helen đã dành cho cha Byles một tấm lòng yêu mến và tiếc thương nhiều nhất. Sự yêu mến và thương tiếc đó đã thể hiện qua việc người ta lắp đặt một cửa sổ bằng kính màu trong nhà thờ giáo xứ St Helen như là một đài tưởng niệm cha Byles. Bức tranh kính màu trên cánh cửa sổ đó còn mô tả Chúa Kitô vị Mục Tử Nhân Lành, Thánh Thomas Aquinas (Bổn mạng cha Byles) và Thánh Patrick (nhằm để tưởng nhớ đến những người Ailen đã thiệt mạng và những người mà cha Byles đã ban cho họ các bí tích trong những giây phút cuối cùng cuộc đời họ).

******


Tác giả: Lm. Stewart Foster, cha xứ ở Hạt Essex, nước Anh, ghi lại theo lời kể của các nhân chứng còn sống sót sau vụ con tàu Titanic bị chìm….
-------------

Philip Tran chuyển ngữ
Nguồn http://www.catholicherald.co.uk/features/2012/04/16/the-priest-who-prayed-the-rosary-and-heard-confessions-as-the-titanic-sank/

--------------

GHI CHÚ:

(1) Cha Stewart Foster là một cha xứ ở Hạt Essex
(2) Hạt Essex ở phía Đông Nam nước Anh
(3) Winston Leonard Spencer-Churchill (30 tháng 11, 1874 – 24 tháng 1, 1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Thế chiến thứ hai. Ông từng là một người lính, nhà báo, tác giả, họa sĩ và chính trị gia. Churchill, nói chung, được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anh và lịch sử thế giới. Ông là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ

 

Nguồn: dcvxuanloc.net

Thông tin khác:
Video Giáo Xứ Sapa Đón Đức Khâm Sứ Toà Thánh - Ngày 18.02.2024
GIỜ LỄ (TIMES OF MASS)
NGÀY THƯỜNG (WEEK-DAYS): 19:00

CHÚA NHẬT (SUNDAY): 09:00; 19:00

Chầu MTC: Thứ Năm trước thánh lễ *
* Adoration of Sacrament: before Mass on Thursday *

Giải tội trước và sau thánh lễ *
* Confessions before and after Mass *
LIÊN KẾT
Tiêu điểm
Thánh ca & Nhạc công giáo
Tâm sự chiếc áo dòng
Bài thánh ca buồn
Mùa đông năm ấy
Thiết kế web - Thiet ke website: OnIP™ - www.onip.vn - mCMS.
Origin site: www.sapachurch.org!
log