Thứ sáu, 22/11/2024

Giờ lễ Thứ Tư Lễ Tro - Time of Mass for Lent 2019

Cập nhật lúc 23:44 04/03/2019
Giáo xứ Sapa xin thông báo giờ lễ Thứ Tư Lễ Tro - Khai mạc Mùa Chay ngày 6 tháng 3 năm 2019 tại các nhà thờ như sau:
- Sapa: 9:00 & 19:00
- Hầu Thào: 8:00
- Lao Chải: 19:00
- Thôn Lý: 17:00
- San 2: 17:30
- Sả Xéng: 14:00

Kính chúc quý vị một Mùa Chay thánh thiện !

 
THỨ TƯ LỄ TRO VÀ Ý NGHĨA KHỞI ĐẦU MÙA CHAY

Thứ Tư Lễ Tro là gì?

Thứ Tư Lễ Tro là ngày khởi đầu cho Mùa Chay.Mùa này kéo dài đúng 40 ngày trước Lễ Phục sinh nên còn được gọi là ngày “Đầu Mùa Chay” hay “Đầu Mùa ăn chay 40 ngày”.Gọi là Lễ Tro tại vì Hội Thánh có thói quen dùng tro đã được làm phép để ghi dấu lên trán của các tín hữu.

Nghi thức xức tro có ý nghĩa như thế nào?

“Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro”. Tro bụi là biểu tượng của sự dòn mỏng của con người, nay còn mai mất, nên khi nhận một ít tro, người tín hữu phải nhớ mình là kiếp phù du. Giúp nhắc nhở các tín hữu về nguồn gốc của mình “Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật”.

Nghi thức xức tro cũng là khởi đầu của mùa thống hối, gợi nhớ cho tín hữu về một thời điểm quan trọng đang bắt đầu liên hệ tới ơn cứu rỗi của họ, đó là Mùa Chay. Tro là dấu chỉ để mỗi người chúng ta đều nhìn nhận mình là tội nhân. Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa sẽ tha tội cho chúng ta và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính.

Tóm lại, mặc dù nguồn gốc của con người hèn kém như tro, như bụi đất nhưng con người được Thiên Chúa yêu thương, cứu chuộc và sau này sẽ được sống lại để hưởng phúc đời. Vì vậy, hãy cố gắng ăn năn đền tội, lập công phúc để được hạnh phúc muôn đời.

Lễ Tro khởi đầu cho hành trình Mùa Chay.

Việc cầu nguyện.

Cầu nguyện là trò chuyện với Chúa. Cầu nguyện đối với người kitô hữu như cá cần nước để sống. Khi cầu nguyện chúng ta bắt chước gương Đức Giêsu: Ngài cầu nguyện khắp mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh, nhất là trước những vấn đề hệ trọng.

Khi cầu nguyện chúng ta thi hành bổn phận Đức Giêsu dạy:

  • Ngài dạy chúng ta cầu nguyện theo Kinh Lạy Cha;
  • Ngài dạy chúng ta cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ;
  • Ngài dạy chúng ta cầu nguyện cho kẻ thù;
  • Ngài dạy chúng ta cầu nguyện để xua trừ ma quỷ, vì có những thứ quỷ chỉ có trừ được bằng cầu nguyện, như có lần Ngài nói:“Giống quỷ ấy chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi”(Mc 9,29).

Khi cầu nguyện nhắc nhở chúng ta sống tín thác vào Chúa. Đức Giêsu nói: “Không có Thầy các con không thể làm được việc gì?”(x. Ga 15,5). Vậy, chúng ta hãy xét mình lại về tinh thần cầu nguyện của chúng ta như thế nào? Cầu nguyện riêng? Cầu nguyện chung? Cầu nguyện trong gia đình, ở nhà thờ ? Cầu nguyện khi thành công? Cầu nguyện khi thất bại?…

Việc ăn chay.

Nhằm giúp chúng ta làm chủ các ham muốn của xác thịt, tâm hồn gia tăng cách tự do để hướng tới sự chiêm niệm về các điều thiện hảo và đặc biệt là để đền bù các tội lỗi của mình, Giáo hội mời gọi chúng ta ăn chay.

Ăn chay theo luật bao gồm việc nhịn ăn và kiêng ăn.

  • Việc nhịn ăn: Trong ngày ăn chay không được ăn vặt, chọn một bữa ăn no, còn hai bữa kia chỉ được ăn vừa hoặc ăn ít.
  • Việc kiêng ăn: Kiêng ăn thịt loài máu nóng như thịt heo, gà, bò, vịt…Ngày hôm nay, Giáo hội chỉ buộc ăn chay trong hai ngày: Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh.

Ngoài ra, Giáo hội khuyến khích người kitô hữu ăn chay theo khả năng và hoàn cảnh của từng người. Đặc biệt, Giáo hội luôn mời gọi con cái mình ăn chay theo nhiều cách thế khác nhau. Chẳng hạn: giảm bớt tiêu xài; kiêng ăn uống say sưa; không nói xấu nói hành; không xem những bộ phim xấu, những tranh ảnh khiêu dâm…

Việc bố thí.

Một trong những ý nghĩa của việc ăn chay là bớt phần ăn của mình để làm phúc bố thí cho người nghèo. Vì vậy, việc ăn chay và bố thí luôn đi đôi với nhau.

Trong sứ điệp Mùa Chay năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta: “Mùa chay là mùa thuận tiện để mở cửa cho tất cả những ai đang túng quẫn và nhận ra nơi họ khuôn mặt của Chúa Kitô.” Trong Tin mừng theo Thánh Mathêu, Đức Giêsu cũng cho chúng ta biết, khi làm phúc bố thí cho những kẻ bé mọn là làm cho chính Chúa, và đó cũng là điều kiện để được hạnh phúc Nước Trời. Vị Thẩm Phán mời gọi kẻ lành vào hưởng hạnh phúc Nước Trời bằng những lời thân thương sau đây: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi từ thưở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát các ngươi đã cho uống; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã viếng thăm; Ta ngồi tù, các ngươi đã hỏi han”(Mt 25,35-36).

Ngày nay các biểu hiệu bên ngoài, như thống hối công cộng, như mặc áo nhậm, như đi chân không trong cuộc hành hương, vv. không còn được thực hiện như xưa, vì hoàn cảnh xã hội đổi thay, nhưng thái độ và ý chí thống hối, canh tân trở về vẫn phải in khắc sâu đậm trong thâm tâm mỗi người.

Mỗi người sẽ tự đưa ra cho mình một số những thực hành thống hối trong cuộc sống cụ thể để biểu lộ ý nghĩa và tinh thần của lễ nghi xức tro. Một số ví dụ để ứng dụng thực hành trong cuộc sống.

Thái độ.

  • Bất cập: “Đâu phải việc của tôi đâu mà tôi phải “xía” vào. Đổi thành quan tâm và tích cực hơn: “Tôi có thể giúp được gì không?”
  • Ôm đồm: “Không có tôi thì chẳng có ai làm được gì cả.” Đổi thành chia sẻ, cộng tác và thoát ly – không dính bén: “Tôi cần sự giúp đỡ của bạn.”
  • Hấp tấp – Nhiều người tự bào chữa rằng làm nhanh làm lẹ tức là nhanh nhẹ, tháo vác, sáng trí. Nhiều công việc kéo dài trì trệ vì hấp tấp. Đổi lại thành điềm đạm, thận trọng và nhẫn nại hơn.
  • Lê thê – chậm chạp cà rề. Nói cách khác, lười. Đổi lại thành phấn khởi, tổ chức và chủ động hơn.

Thói quen trong cuộc sống.

  • Dọn dẹp phòng ở hằng ngày.
  • Gìn giữ vệ sinh cá nhân thường xuyên: đầu tóc, quần áo, thân thể...
  • Tập thể dục thường xuyên để gìn giữ sức khỏe
  • Bớt ăn bớt uống.
  • Bỏ bớt những đam mê về phim ảnh, rượu bia, thuốc lá.
  • Đọc kinh cầu nguyện thường xuyên hơn
  • Đọc một đoạn Thánh Kinh mỗi ngày và suy niệm

Hành xử trong cuộc sống.

  • Thay vì âu sầu, đổi thành tươi vui với người.
  • Thay vì dửng dưng, đổi thanh niềm nở tiếp đón – chào hỏi người thân, khách lạ hoặc bạn đồng nghiệp.
  • Thay vì nói lại chuyện xấu của người khác – tức là phao đồn tin xấu, thì tìm những điều tốt để bản thảo và noi theo.
  • Thay vì chê trách nhau, khen ngợi và cảm ơn nhau nhiều hơn.
  • Thay vì nói một lời có nhiều ngụ ý ám chỉ, thì nói lời đơn thành yêu mến, khích lệ người nghe.
  • Thay vì nói lời làm buồn lòng hoặc gây hoang mang, nghi kỵ và phân bì cho người nghe, thì ta quyết tâm nói những điều có lợi, tức là tạo niềm vui, bình an và tin tưởng cho người nghe.

Làm từ thiện.

  • Đặt ra kế hoạch giúp đỡ người nghèo.
  • Để dành tiền lẽ, đồ hộp, quần áo, thức ăn khô, rồi chọn một ngày trong tháng, đem đến Nhà Xứ hoặc một cơ quan từ thiện nào đó để để trao tặng.
(Sưu tầm)

 
Giáo xứ Sapa
Thông tin khác:
Video Giáo Xứ Sapa Đón Đức Khâm Sứ Toà Thánh - Ngày 18.02.2024
GIỜ LỄ (TIMES OF MASS)
NGÀY THƯỜNG (WEEK-DAYS): 19:00

CHÚA NHẬT (SUNDAY): 09:00; 19:00

Chầu MTC: Thứ Năm trước thánh lễ *
* Adoration of Sacrament: before Mass on Thursday *

Giải tội trước và sau thánh lễ *
* Confessions before and after Mass *
LIÊN KẾT
Tiêu điểm
Thánh ca & Nhạc công giáo
Tâm sự chiếc áo dòng
Bài thánh ca buồn
Mùa đông năm ấy
Thiết kế web - Thiet ke website: OnIP™ - www.onip.vn - mCMS.
Origin site: www.sapachurch.org!
log